CHIA SẺ

Thứ Năm, 8 tháng 2, 2018

VÌ SAO NÓI CÂY ĐINH LĂNG NẾP LÀ LOẠI CÓ GIÁ TRỊ NHẤT

Cây Đinh Lăng được coi là “Nhân Sâm của người nghèo”, không chỉ được sử dụng làm rau sống mà còn là vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa được nhiều chứng bệnh không ngờ tới. Tuy nhiên, Đinh Lăng có nhiều loại khác nhau và có tác dụng, dược tính khác nhau. Trong đó, Đinh Lăng Lá Nếp hay còn gọi là Đinh Lăng Lá Nhỏ là loại có giá trị cao nhất.


Cây Đinh Lăng Nếp

Đinh Lăng Nếp được trồng phổ biến

Đinh Lăng Nếp loại Đinh Lăng được trồng phổ biến nhất, từ xưa chúng đã được trồng ở nhiều nơi trong cả nước. Đây cũng là giống thường gặp nhất trong dân hay dùng để ăn lá và lấy củ để ngâm rượu.


Đinh Lăng Nếp được trồng phổ biến

Hiện tại, Giống Đinh Lăng Nếp được các dự án trồng cây thuốc sử dụng rất rộng rãi. Giống Đinh Lăng này không kén đất, có thể thích nghi với nhiều vùng miền, thân thiện với cuộc sống con người.

Đinh Lăng Nếp nhiều công dụng hơn cả

Đinh Lăng Lá Nhỏ – Đinh Lăng Nếp ngoài việc trồng làm cảnh, còn là loại cây có thể lấy lá ăn sống, lấy củ ngâm rượu uống. Đây cũng chính là loại có giá trị dược liệu nhất. Các sản phẩm từ Cây Đinh Lăng Lá Nhỏ có thể dùng sắc nước hoặc ngâm rượu đều rất tốt.

Theo kinh nghiệm dân gian và các nghiên cứu gần đây thì khả năng điều trị bệnh của Cây Đinh Lăng Lá Nhỏ vượt trội hơn Đinh Lăng Lá Lớn, đặc biệt là lượng dược chất Saponin. 


Đinh Lăng Nếp nhiều công dụng hơn cả

Chúng có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người nếu được chế biến và sử dụng đúng cách, đúng liều lượng cho phép. Chúng được sử dụng để phòng và điều trị các bệnh kém tập trung, suy giảm trí nhớ, căng thẳng thần kinh, suy nhược thần kinh. Những người thiểu năng tuần hoàn não, tiền đình với các chứng hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, mất thăng bằng dùng Cây Đinh Lăng có tác dụng hỗ trợ rất tốt.

Cây Đinh Lăng Lá Nhỏ cũng có tác dụng bảo vệ tế bào gan, giải độc, nên thường được dùng trong đông y để hỗ trợ điều trị bệnh dị ứng, nổi mẩn, nóng trong người. Người già chân tay đau nhức do thấp khớp hàng ngày dùng nước sắc Củ Đinh Lăng hoặc ngâm Rượu Củ Đinh Lăng uống sẽ cải thiện bệnh chân tay đau nhức.

Phụ nữ và trẻ em: Dân gian thường dùng Cây Đinh Lăng để phòng bệnh co giật ở trẻ em, ta dùng lá phơi khô nhồi làm gối cho trẻ. Để chữa tắc tia sữa. Các bà bầu vẫn dùng lá để nấu cháo ăn, hoặc Rễ Cây Đinh Lăng sắc uống.

CÂY ĐINH LĂNG BỊ VÀNG LÁ PHẢI LÀM SAO?

Hiện tượng Cây Đinh Lăng sau khi trồng 1-2 năm bị vàng lá thậm chí rụng lá không còn xa lạ đối với Bà con nhà vườn. Tuy nhiên, để phân biệt được hiện tượng vàng lá do sinh lý hay do bệnh lý thì không phải nhà vườn nào cũng biết. Mời Bà con cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh vàng lá trên Cây Đinh Lăng nhé !


Cây Đinh Lăng giâm hom

Vàng lá sinh lý trên Cây Đinh Lăng

Vàng lá sinh lý là bệnh thường gặp ở một số cây, nguyên nhân do cây gặp phải điều kiện môi trường bất lợi như đất bạc màu, thiếu dinh dưỡng, thời tiết quá nóng, hoặc giao mùa giữa nắng và mưa, thiếu nước hay đất bị úng nước.

Cây Đinh Lăng vốn là loại cây chịu úng rất kém, nên khi bị úng cũng xảy ra tình trạng vàng lá. Nếu vàng lá do sinh lý, Bà con cần đánh rãnh thoát nước khi mưa nhiều, tưới nước khi trời nắng và bổ sung phân hữu cơ kết hợp với phân hóa học.


Vàng lá sinh lý trên Cây Đinh Lăng

Bệnh vàng lá trên Cây Đinh Lăng do nấm

Bệnh thối rễ vàng lá do Nấm Fusarium: Bệnh này có nhiều khả năng xảy ra nhất. Tuyến trùng tấn công và tạo thành các bướu rễ. Các vết đục của tuyến trùng mở đường cho Nấm Fusarium tấn công rễ, làm rễ non bị thối từng đoạn. Do rễ bị thối, không hút nước và các chất dinh dưỡng được nên lá bị vàng, rụng.

Cách khắc phục: Bà con áp dụng biện pháp tổng hợp trên tuyến trùng và Nấm Fusarium như bón vôi kết hợp Nấm Trichoderma.

Bệnh vàng lá chảy mủ do nấm Phytophthora: Triệu chứng của bệnh là ban đầu vết bệnh làm cho vỏ của thân cây ở vùng gốc bị úng nước, thối nâu. Sau đó khô, nứt dọc và chảy mủ, vỏ cây bong ra, phần gỗ nằm bên dưới chỗ bị bệnh bị thối nâu, vết bệnh cứ lan rộng dần ra xung quanh, lan xuống đến cả bộ rễ, làm cho bộ rễ ra ít rễ tơ, rễ ngắn, phần vỏ bị thối dễ tuột ra khỏi rễ (nhất là rễ con).


Bệnh vàng lá trên Cây Đinh Lăng do nấm

Do cây không hút được nước và dinh dưỡng nên lá bị vàng và rụng dần, lá non không ra được, các tược và cả nhánh lớn bị chết dần, cây xơ xác, nếu kéo dài sẽ làm chết cây.

Cách khắc phục:
Bà con có thể trị bằng thuốc: Aliette, Eddy, Alphamil, Treppach-Bul, Mexyz, Alpine kết hợp với Trichoderma.

CÁCH TRỒNG CÂY ĐINH LĂNG TRONG CHẬU

 Cây Đinh Lăng gồm nhiều loại phân biệt bởi hình dạng và kích thước lá, nhưng Cây Đinh Lăng Lá Nhỏ và Lá Nhuyễn là Giống Đinh Lăng được trồng nhiều do lá cây được dùng như một loại rau sạch có vị thuốc tốt cho sức khỏe. Chúng ta nên trồng vài Chậu Cây Đinh Lăng tại nhà, vừa làm Cây Cảnh vừa có thể hái lá ăn như rau sống. Trồng Cây Đinh Lăng trong chậu tại nhà cũng khá đơn giản chỉ cần bạn chịu khó chăm sóc là cây có thể sinh trưởng, phát triển tốt.


Cây Đinh Lăng Giống

Chọn đất và chậu trồng phù hợp với cây giống

Đất trồng: Để giúp Cây Đinh Lăng Giống nhanh bén rễ, bạn có thể trộn hỗn hợp đất thịt tự nhiên hay đất pha cát và phân hữu cơ hoai mục cùng ít trấu sống theo tỷ lệ 2:1: 0,5. Hoặc bạn có thể dùng đất sạch ngoài thị trường có đóng bao sẵn trộn thêm đất dinh dưỡng phân trùn quế theo tỷ lệ 2:1.

Chậu trồng: Nếu muốn Cây Đinh Lăng phát triển mạnh, cành lá xanh quanh năm nên trồng vào chậu to ngay từ lúc trồng, tránh sang chậu cây rất dễ chết.


Chọn đất và chậu trồng phù hợp với Cây Giống Đinh Lăng

Cây giống: Bạn nên chọn cây có thân nhánh với kích thước khoảng 1,5 – 2cm, cắt nhánh thân thành từng đoạn ngắn ( hom giống) khoảng 18-20 cm bằng dao bén, tỉa bớt lá để hạn chế thoát nước, chấm gốc hom giống vào thuốc kích thích ra rễ như Atonik, NAA, N3M, Root… sau đó ghim hom giống sâu 5-7 cm nghiêng góc 30 độ vào khay hay chậu có lớp đất hay giá thể tơi xốp dầy khoảng 15-18 cm, dùng 4 ngón tay ấn xung quanh gốc ghim giúp cố định.Tưới nước đủ ẩm bằng vòi nước nhẹ.

Sau thời gian 25-30 ngày thì lá non bắt đầu nhú ra là hom giống đã ra rễ, khi thấy ra nhiều lá mới dài được 10 cm thì nhổ đem ra trồng trong chậu ( thời gian 50-60 ngày sau khi giâm cành).

Cách trồng Cây Đinh Lăng trong chậu

Phương pháp trồng Cây Đinh Lăng rất đơn giản, chỉ cần lấy hom giống đã nhân giống rồi cắm vào đất đã chuẩn bị sẵn. Vun và nệm đất vào gốc cây cho chặt.


Cách trồng Cây Đinh Lăng trong chậu

Sau khí trồng xong nên tưới nước đủ ẩm và đặt Chậu Đinh Lăng ở nơi đầy đủ ánh sáng hoặc chiếu sáng một phần. Nơi thích hợp để đặt chậu là sân thượng. Khi mới trồng cây vào chậu thì bạn tưới nước thường xuyên cho đến khi cây ra rễ mới. Khi Cây Đinh Lăng đã lớn nhiều cành nhánh thì có thể tưới một ngày một lần trong mùa nắng, mùa mưa tưới cách ngày.

CHỌN GIỐNG ĐINH LĂNG LÀM BONSAI

Đinh Lăng có nhiều loại khác nhau, mỗi giống lại có đặc điểm và công dụng khác nhau. Thông thường để ngâm rượu mọi người hay chọn Đinh Lăng Nếp (Lá Nhỏ), nhưng khi dùng làm Cây Cảnh Bonsai thì loại Đinh Lăng Lá Nhuyễn lại được lựa chọn nhiều hơn cả.


Cây Đinh Lăng Lá Nhuyễn

Đặc điểm Cây Đinh Lăng Lá Nhuyễn

Cây Đinh Lăng Lá Nhuyễn là một loại cây bụi. Cây Đinh Lăng này thường không có gai, phần thân rất nhẵn và ở những cành non thường có nhiều đốm trắng.

Lá của Cây Đinh Lăng Lá Nhuyễn là loại lá kép, lá có đốm dài, khía răng và có mùi rất thơm. Lá có màu xanh và viền trắng trông rất bắt mắt. Hoa có dạng chùm, những bông hoa có màu trắng và chúng rất nhỏ. Quả Đinh Lăng Lá Nhuyễn dẹt và có màu trắng nhạt.


Đặc điểm Cây Đinh Lăng Lá Nhuyễn

Đinh Lăng Lá Nhuyễn là một loại cây rất ưa sáng hoặc cũng có thể ưa sáng bán phần. Chúng sẽ phát triển mạnh ở những vùng có đất giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt.

Vì sao chọn Đinh Lăng Lá Nhuyễn làm Bonsai

Mọi người thường dùng Đinh Lăng Lá Nhuyễn làm Cây Bonsai bởi giống này đẹp và rất dễ chăm sóc.

Đất trồng chỉ cần chọn loại đất tơi xốp, sao cho khi tưới nước thì đất sẽ hút ẩm tốt. Bên cạnh đó, do cây vừa ưa sáng lại vừa ưa bóng nên người trồng có thể để chúng ở cả ngoài trời và trong phòng. Cây Đinh Lăng Lá Nhuyễn ít khi bị sâu bệnh tấn công, nên không tốn nhiều công chăm sóc.


Vì sao chọn Đinh Lăng Lá Nhuyễn làm Bonsai

Đinh Lăng Lá Nhuyễn do ưa bóng, có chiều cao hợp lý, hơn nữa lá và hoa của chúng lại rất đẹp nên thường được nhiều người sử dụng để làm đồ trang trí trong phòng. Đặc biệt, chúng thường xuất hiện rất nhiều trong những văn phòng làm việc ở các công ty.

Đinh Lăng Lá Nhuyễn không chỉ đẹp mà chúng còn có thể mang lại cảm giác thoải mái, khoan khoái khi để ở nơi làm việc nhờ các chức năng quang hợp. Tâm trạng cũng như tinh thần làm việc của người ngồi gần nó luôn trong trạng thái vui vẻ cũng như yêu đời.

PHÂN LOẠI CÁC GIỐNG ĐINH LĂNG

Đinh Lăng là một loại cây đa tác dụng và có giá trị sử dụng cao, vừa có thể làm Cây Cảnh trong nhà vừa có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, không phải loại Đinh Lăng nào cũng có tác dụng như nhau. Để giúp bạn đọc phân biệt được các Giống Đinh Lăng khác nhau, mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu.


Đinh Lăng Lá Nhỏ – Đinh Lăng Nếp

Thông thường để nhận biết và phân biệt sự khác nhau của các Giống Đinh Lăng, người ta thường căn cứ vào các dấu hiệu nhận biết trên lá cây, thân cây.

Cây Đinh Lăng Lá Nhỏ – Đinh Lăng Nếp


Hay còn gọi là Cây Gỏi Cá, Đinh Lăng Nếp. Đây là loại Đinh Lăng phổ biến nhất, thường gặp nhất trong dân hay dùng để ăn lá. Giống Đinh Lăng này là một loại cây nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường cao 0,8 đến 1,5 m có những nơi đất tốt cây cao 1,8 – 2 m. Đây chính là loại có giá trị dược liệu dùng sắc nước hoặc ngâm Rượu Đinh Lăng rất tốt.

Cây Đinh Lăng Lá Tròn

Đặc điểm nhận dạng là lá cây có hình tròn và thường dùng làm cảnh trong nhà.

Cây Đinh Lăng Lá To – Đinh Lăng Lá Lớn

Cây Đinh Lăng Lá To này có lá khá khác Cây Đinh Lăng Lá Nhỏ – Đinh Lăng Lá Nếp. Kích thước lá của Cây Đinh Lăng Lá To lớn hơn hẳn so với Giống Đinh Lăng Nếp. Giống Đinh Lăng Lá To cũng khá hiếm gặp


Cây Đinh Lăng Lá To – Đinh Lăng Lá Lớn

Cây Đinh Lăng Viền Bạc

Hay còn gọi là Cây Đinh Lăng Lá Bạc. Loại này lá xẻ, đẹp, dáng đẹp thường dùng làm Cây Trang Trí dưới dạng Cây Đinh Lăng Bonsai.

Cây Đinh Lăng Lá Răng

Cây thường dùng làm cảnh, lá xẻ răng cưa, một số Vựa Cây Kiểng vẫn bán cây này để trưng bày trong nhà.


Cây Đinh Lăng Lá Răng

Cây Đinh Lăng Đĩa

Hình dáng lá rất to, hiếm gặp, ít người biết. Ít được dùng làm thuốc hay làm cảnh nên ít được trồng.

Ngoài ra, Còn có một loại cây có tên là Cây Cơm Cháy, loại cây này mọc trong rừng có lá, thân, hoa rất Giống Cây Đinh Lăng. Vì thế, một số người thường nhầm lẫn cây này là Cây Đinh Lăng Rừng.

Thứ Ba, 6 tháng 2, 2018

MÔ HÌNH TRỒNG CÂY ĐINH LĂNG LÀM GIÀU

Ngày nay, Cây Đinh Lăng không chỉ là loại Cây Cảnh, Cây Bonsai nữa mà nó còn được trồng thành các vùng chuyên canh với năng suất cao nhằm làm nguyên liệu cho ngành chế biến dược liệu. Đã có nhiều nhà vườn thành công và làm giàu nhờ Cây Đinh Lăng. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu mô hình trồng Đinh Lăng làm giàu.


Mô hình trồng Cây Đinh Lăng làm giàu

Chọn Giống Đinh Lăng

Đinh Lăng có nhiều giống khác nhau như Đinh Lăng Tẻ, Đinh Lăng Nếp, Đinh Lăng Đĩa, Đinh Lăng Lá To… nhưng trong đó chỉ có Giống Đinh Lăng Nếp là có giá trị cao.

Đinh Lăng Nếp hay còn gọi là đinh lăng lá nhỏ, giống này có lá nhỏ và xoăn, vỏ cây nhẵn, củ to, rễ mềm, vỏ bì dày và phát triển mạnh nên cho chất lượng và năng suất cao.

Lưu ý, khi chọn cây giống gieo trồng không nên chọn cây quá già hoặc quá non. Để có được nhiều giống và dễ chăm sóc sau này, Bà con nên chặt cành ra thành nhiều đoạn, có độ dài khoảng 25-30cm, tránh làm dập 2 đầu của các đoạn.


Chọn Giống Đinh Lăng

Chọn đất trồng Đinh Lăng

Đinh Lăng là loài cây ưa ẩm không chịu được khô hạn nên chọn đất trồng phải tơi xốp, thoáng và giữ ẩm tốt. Vì vậy, phải đảm bảo được yếu tố này cây mới thực sự phát triển nhanh.

Bạn tiến hành cày cho đất tơi xốp, lên luống cao 20-50 cm và rạch sâu 15 cm, khoảng cách giữa các hố trồng là 50 cm. Bạn nên bón lót bằng phân chuồng (4kg/sào), phân NPK (20kg).

Kỹ thuật trồng Đinh Lăng cho năng suất cao

Để giúp mô hình trồng Đinh Lăng đạt hiệu quả kinh tế cao thì kỹ thuật trồng đóng vai trò cần thiết. Bởi nếu trồng đúng kỹ thuật sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển đồng đều.


Kỹ thuật trồng Đinh Lăng cho năng suất cao

Kỹ thuật trồng Đinh Lăng còn cho phép nhà vườn trồng cây và quản lý cây với số lượng lớn. Nhà vườn có thể trồng bằng cách giâm trực tiếp vào các bầu đất nilong hoặc cấy trên đất cát vàng đều có thể sinh trưởng được.

Với việc ứng dụng 3 yếu tố này thì nhiều nhà vườn đã có được Vườn Đinh Lăng cho năng suất cao sau khoảng 2-3 năm trồng. Thu hoạch các sản phẩm từ Cây Đinh Lăng bán giá tiền tỉ. Mô hình làm giàu với Cây Đinh Lăng lại đơn giản và tốn ít công chăm sóc, chi phí đầu tư hơn so với những cây khác.

Ý NGHĨA PHONG THỦY KHI TRỒNG CÂY ĐINH LĂNG LÀM CẢNH

Cây Đinh Lăng là một loại cây quen thuộc với mỗi gia đình Việt Nam. Trồng Cây Đinh Lăng trong nhà cũng mang ý nghĩa phong thủy, giúp ngăn chặn những khí xấu và giữ tài lộc cho gia chủ.


Ý nghĩa phong thủy của Cây Đinh Lăng

Ý nghĩa phong thủy và tác dụng hút khí độc của Đinh Lăng


Không phải tự nhiên mà Cây Đinh Lăng ngày càng được nhiều người lựa chọn để trồng làm cảnh trước cửa nhà, hoặc trang trí phòng khách. Nguồn năng lượng xanh từ Cây Đinh Lăng rất dồi dào, mang lại bầu không khí trong lành, dịu mát cho gia chủ. Không chỉ vậy, loại cây này còn mang ý nghĩa phong thủy đặc biệt, giúp chặn khí xấu và giữ tài lộc cho gia chủ.

Bạn đang có ý định trồng một vài Cây Đinh Lăng trong nhà. Trước khi trồng, bạn nên tìm hiểu một chút về những cách trồng Đinh Lăng đúng hướng để mang lại những điều tốt lành nhé.


Ý nghĩa phong thủy và tác dụng hút khí độc của Đinh Lăng

Đầu tiên theo quan niệm của phong thủy, khi trồng cây nên trồng hướng cát tránh hung. Bạn nên trồng những loại cây mang vận cát và chú ý hướng trồng cây.

Nếu nhà hướng Tây hoặc Tây Bắc thì bạn nên chọn những loại cây chịu nắng tốt, đó là những cây mang khí dương như: Cây Đinh Lăng, Hoa Mai, Hoa Đào, Thiên Thanh…

Nếu nhà hướng Bắc hoặc Đông Bắc thì cây trồng nên có lá màu sáng để phạn xạ thêm ánh sáng, hoặc lá dày thân chắc để ngăn gió lạnh như Cau, Dừa, Bàng, Mật Cật…

Cây Đinh Lăng Bonsai với phong thủy ở phòng khách

Thời gian gần đây đã có nhiều đại gia sẵn sàng chi số tiền lớn để mua Củ Đinh Lăng đẹp sau đó cho vào Chậu Kiểng Bonsai mini làm đồ trang trí phong thủy đặt trong phòng khách.


Cây Đinh Lăng Bonsai với phong thủy ở phòng khách

Cây Đinh Lăng mang lại bầu không khí trong lành, giúp điều hòa không khí đồng thời còn là vật trang trí rất hữu dụng cho phòng khách của bạn. Nguồn năng lượng xanh từ cây đinh lăng rất dồi dào mang lại một không khí trong lành, dịu ngọt cho mọi người. Cây Đinh Lăng thường xuất hiện trong phong thủy phòng khách với ý nghĩa hút tài lộc vào nhà cho gia chủ.

Chính vì thế, chúng ta nên trồng vài Chậu Cây Đinh Lăng tại nhà, các Cây Đinh Lăng làm cảnh có thể hái lá ăn như rau sống và tốt cho sức khỏe

CÂY ĐINH LĂNG THÍCH HỢP TRỒNG Ở NHỮNG VÙNG NÀO?

Vài năm trở lại đây, đã có nhiều vùng trồng chuyên Cây Đinh Lăng làm cây dược liệu. Cây Đinh Lăng đã thực sự phát huy được lợi thế và mang lại cho người dân hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, vẫn có những vùng trồng nhưng cây chậm phát triển mặc dù quy trình trồng được đảm bảo đúng kỹ thuật. Vậy thực sự Cây Đinh Lăng thích hợp trồng ở vùng nào?


Cây Đinh Lăng thích hợp trồng ở vùng nào

Đinh Lăng thích hợp trồng ở vùng miền núi phía Bắc

Trước kia, Đinh Lăng chỉ biết đến như loại Cây Cảnh trong nhà, vì thế hầu hết mỗi gia đình đặc biệt ở vùng nông thôn đều trồng trong nhà Cây Đinh Lăng vừa lấy lá ăn sống vừa làm cảnh.

Vài năm trở lại đây, các địa phương có chính sách phát triển các vùng chuyên canh trồng Cây Đinh Lăng làm dược liệu và thực sự đạt được những thành quả đáng kể. Qua quá trình trồng cây các nhà trồng cây đúc kết được rằng Đinh Lăng rất thích hợp ở những vùng khí hậu nhiệt đới có hai mùa rõ rệt, ưa sáng, ưa ẩm và thường được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc. 


Đinh Lăng thích hợp trồng ở vùng miền núi phía Bắc

Các tỉnh miền núi phía Bắc có nền nhiệt độ, lượng mưa trung bình hàng năm lý tưởng cho sự sinh trưởng và phát triển của Cây Đinh Lăng. Khu vực này cũng có nhiều loại đất khác nhau rất phù hợp để trồng Đinh Lăng. Đặc biệt, những vùng đất có nhiều mùn, tơi xốp chẳng hạn như các loại đất feralit đỏ hoặc đất feralit giàu mùn trên đồi núi.

Đinh Lăng trồng ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

Ngoài khu vực miền núi phía bắc thì căn cứ vào yêu cầu nhiệt độ và lượng mưa Cây Đinh Lăng cũng có thể thích hợp ở các tỉnh Miền Nam như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Các tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk đều có thể thích hợp để trồng Cây Đinh Lăng.


Đinh Lăng trồng ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

Những vùng đất này có nền nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, chất dinh dưỡng… khá phù hợp để Cây Đinh Lăng sinh tồn và phát huy lợi thế.